error image error image error image

Khám phá văn hóa tết độc đáo của đồng bào các dân tộc Lào Cai

23/01/2023 902 0
Lào Cai là điểm đến hấp dẫn bậc nhất vùng Tây Bắc, không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn bởi sự đặc biệt của văn hóa bản địa. Nét đặc biệt nhất có lẽ là ngày tết của đồng bào. Cùng du lịch Lào Cai khám phá văn hóa tết độc đáo của đồng bào các dân tộc Lào Cai.

Văn hóa tết độc đáo của dân tộc Mông

Trước đây, tết người Mông diễn ra sớm hơn các dân tộc khác 1 tháng. Những năm gần đây người Mông chuyển thời gian ăn tết chung với đồng bào cả nước. Theo quan niệm của người Mông, những công cụ sản xuất cũng được nghỉ ngơi ăn tết như con người.  Các lò rèn phải làm lễ đóng lò, chiếc cối xay ngô thì phải được tháo ra, dán một tờ giấy bản lên, cày cuốc đều được rửa sạch sẽ dán giấy bản lên. Ngày 30 tết, gia đình người Mông nào cũng giã bánh dày để dâng cúng lên tổ tiên. Vào ngày đầu năm mới, đàn ông người Mông sẽ là những người dậy sớm nhất trong gia đình để làm hết mọi công việc thay người phụ nữ, từ nhóm bếp, nấu cơm, chuẩn bị thức ăn cho lợn, gà, trâu, bò ăn. Đây là một cách để người ta gửi lời cảm ơn đến những người phụ nữ trong gia đình.

Tục giã bành dày của người Mông trong ngày tết

Văn hóa tết độc đáo của dân tộc Dao

          Người Dao Lào Cai ăn Tết Nguyên đán như các dân tộc anh em, trong lễ cúng tết của người Dao nhất thiết phải mổ lợn, làm bánh dày nhân hạt bí, hoặc nhân lạc để cúng. Sáng ngày mồng một tết cũng là một ngày đặc biệt nhất trong năm mới, người Dao có tục hái lộc đầu xuân lúc trời còn tờ mờ sáng. Tất cả các thành viên trong gia đình đi về hướng đông để hái lộc đầu xuân. Người Dao cũng có tục xông nhà đầu năm mới, thông thường họ sẽ chọn những người có tuổi hợp với gia chủ, có lối sống tốt được mọi người quý mến để xông nhà đầu năm..

Lễ hội đầu xuân của người Dao Đỏ

Văn hóa tết độc đáo của dân tộc Hà Nhì

Người Hà Nhì đen ăn tết Nguyên đán trùng với lịch tết của người Kinh. Tết kéo dài trong 3 ngày. Trong 3 ngày tết đều cấm làm việc. Cũng như nhiều dân tộc khác, vào dịp tế gia đỉnh người Hà Nhì nào cũng mổ lợn. Và món ăn không thể thiếu trong dịp tết là thịt treo gác bếp, ngoài ra còn có bánh giày đen, bánh giày trắng và bia Hà Nhì. Vào sáng mùng 1 mọi gia đình đều đến giếng làng để lấy nước. Họ quan niệm lấy nước đầu năm mới sẽ mang đến vận may sung túc cho gia đình cả một năm. Trong 3 ngày tết, người Hà Nhì  đi chúc tết, giao lưu với bạn bè và ra công viên của làng để vui chơi. Mỗi thôn có một công viên riêng, người ta cắm cây quay, cây đu để cho trẻ em vui chơi. 

Người Hà Nhì vui chơi ngày tết

Văn hóa tết độc đáo của dân tộc Nùng

Thời gian ăn tết của người Nùng Dín diễn ra tương đối dài từ ngày 28 tháng Chạp cho đến hết rằm tháng Giêng. Để chuẩn bị đón tết mọi gia đình đều sửa sang bàn thờ, dán giấy đỏ, dọn dẹp nhà cửa sân vườn, lo thức ăn cho gia súc, gia cầm. Một điều đặc biệt là từ khi bắt đầu đón giao thừa cho đến hết ngày mồng 3 Tết, mọi công việc trong gia đình đều do người đàn ông thực hiện, các bà mẹ, người vợ, người con gái được nghỉ ngơi.

Đồng bào Nùng vui xuân

Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo, riêng biệt để khám phá và trải nghiệm thực tế, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến Lào Cai dịp tết Nguyên Đán. Nếu bạn cần tư vấn thông tin du lịch chi tiết hơn, hãy liên hệ (trong giờ hành chính): Văn phòng Nhà du lịch Sa Pa: Số 02, phố Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Tel: ( 84-) 2143 871 975; Email: laocaitipc@gmail.com; Website: www.dulichlaocai.vn. Văn phòng Nhà du lịch Bắc Hà:Dinh thự Hoàng A Tưởng, thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; Tel: ( 84-) 2143 780 662;

Phan Phượng

Related Post

Sample Plan