error image error image error image

Chợ phiên vùng cao ngày cuối năm

07/02/2024 125 0
Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi, song chợ phiên vùng cao vẫn là một trong những nét đặc sắc mà người dân miền núi tỉnh Lào Cai vẫn còn lưu giữ được. Đặc biệt, vào những ngày cuối năm, chợ phiên thường rất đông vui, náo nhiệt.

Cũng là nơi mua bán hàng hoá, nhưng chợ phiên vùng cao, đặc biệt vào phiên chợ Tết luôn có những nét đặc trưng riêng khác biệt so với ngày thường. Đây cũng là nơi lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, là nơi con người có thể cảm nhận rõ ràng không khí của một mùa xuân mới đang đến.

Chợ phiên cuối năm tại chợ trung tâm Thị xã Sa Pa

Chợ phiên vùng cao được ra đời từ rất lâu, phục vụ nhu cầu trao đổi, mua bán của đồng bào. Vào những ngày cuối năm từ 23 tháng chạp người dân các nơi đổ dồn về các phiên chợ để mua bán chuẩn bị đồ đón tết. Vào thời điểm cuối năm bạn đến bất kì phiên chợ nào như Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Mường Hum, Y Tý (Bát Xát)…. Đều thấy chung một không khí nhộn nhịp, tấp nập, kẻ bán người mua. Đó được coi là điểm hẹn để người dân trao đổi vật chất lẫn tinh thần.

Ở chợ phiên, không tranh giành chỗ ngồi, ai đến chợ sớm thì được chỗ thích hợp nhất để bán hàng

Chợ Tết dồi dào hàng hóa và quy tụ đủ những sản vật của vùng cao Tây Bắc như: lá dong xanh, lạt tre; hàng bán đồ thủ công do chính tay đồng bào làm ra như rượu ngô, nấm hương, mộc nhĩ, măng khô, gừng tươi. Các bà các mẹ lại tập trung ở những hàng bán quần áo để lựa những bộ quần áo đẹp nhất cho con, cho cháu đi chơi tết. Các bạn nhỏ thì tíu tít bên những hàng bán đồ chơi, bóng bay. Phiên chợ tết đông vui, tấp nấp hội tụ đủ màu sắc, đủ các âm thanh nhộn nhịp. Đến chợ là ta cảm thấy không khí xuân tràn ngập.

Hình ảnh đông vui của phiên chợ ngày giáp Tết:

Hàng hóa đa dạng, phong phú phục vụ người dân

Đi chợ phiên ngày Tết không chỉ để mua, để bán mà còn để đi chơi, đi ngắm chợ

Phạm Văn Kính

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu