error image error image error image

Đến Lào Cai du xuân, đi lễ đầu năm

24/01/2023 4284 0
Tết đến xuân về, nhà nhà đi du xuân, người người đi lễ chùa. Lào Cai là điểm đến lý tưởng để mọi người du xuân và lễ chùa, lễ đền đâu năm.

Lào Cai nổi tiếng là điểm đến hấp dẫn với phong cảnh hùng vĩ, văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, mỗi khi mùa xuân đến khắp nơi lại rưc rỡ sắc thắm hoa đào, sắc trắng tinh khôi của hoa mận. Đặc biệt đây còn là điểm đến ấn tượng của du lịch tâm linh. Đầu năm mới du khách thập phương lại tấp nập trở về đây chiêm bái, lễ đền cầu sức khỏe, cầu bình an. Du lịch Lào Cai xin giới thiệu những ngôi chùa, đền nổi tiếng ở Lào Cai:

 

1. Đền Thượng

Đền Thượng Lào Cai là đền thờ Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Đền Thượng là một trong những ngôi đền linh thiêng được nhiều người biết đến nhất và đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Đền Thượng nằm tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, cạnh sông Nậm Thi, bên kia sông là Trung Quốc.

Đền Thượng

2. Chùa Tân Bảo (Chùa Lê Lợi)

Theo dân gian thì ngôi chùa này có từ thời Trần, nổi tiếng linh thiêng, được nhiều khách thập phương đến lễ bái. Ngoài ra, khuôn viên của nhà Chùa khá rộng rãi và được thiết kế đẹp, du khách có thể nhâm nhi tách trà và cảm nhận sự yên tĩnh và thư thái ở chốn tâm linh, xua tan cảm giác mệt mỏi và căng thẳng của ngày thường. Chua Tân Bảo tọa lạc tại Tổ 7, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

3. Đền Mẫu

Được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoa cấp Quốc gia, Đền Mẫu Lào Cai là nơi thở Thánh Mẫu Liễu Hạnh công chúa, được coi là Mẫu nghi thiên hạ. Thánh Mẫu là người đã giúp thiên hạ thái bình, và hội tụ đầy đủ về đức, nghĩa, hiếu của Nho giáo, được nhân dân cả nước tôn vình là 1 trong 4 vị thánh bất tử. Đền Mẫu tọa lạc tại vị trí cột mốc biên giới Việt - Trung số 10, cách đền Thượng 50 m.

4. Đền Đôi Cô - Chùa Cam lộ

Đền Đôi Cô và Chùa Cam Lộ tọa lạc ở một vị trí khá đẹp tại phường Bình Minh, thành Phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Phía trước là dòng suối trong xanh dựa lưng vào gò đồi đất lớn, đền Đôi Cô còn được người dân gọi với tên gọi khác đó là đền “Cô Đôi” Cam Đường. Ngôi đền đã tồn tại cách ngày nay hàng trăm năm được gắn liền với nhiều truyền thuyết và bí ẩn. Đền Đôi Cô thường có 2 dịp lễ thu hút nhiều du khách như: Lễ tết thượng nguyên vào ngày 10/1 (âm lịch), Lễ chính của đền Đôi Cô vào ngày 13/9 (âm lịch). Đền Đôi Cô tọa lạc thôn Chiềng On, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai.

6. Đền Bảo Hà

Đền Bảo Hà (xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai) nằm trong "Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy" (cùng Đền Cô Tân An) từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình "Du lịch về cội nguồn" nhất là dịp đầu xuân mới. Đền Bảo Hà là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo. Đền Bảo Hà thường có 4 dịp lễ thu hút nhiều du khách trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25 tháng 5 Âm lịch), ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17 tháng 7 Âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Đền Bảo Hà tọa lạc dưới chân đồi Cấm, bên tả ngạn sông Hồng thuộc địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Đền Bảo Hà

7. Đền cô Tân An

Đền Cô Tân An - Di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Cô Tân An, thuộc xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai (còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn), được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia. Là nơi thờ tự một nữ chúa Thượng Ngàn có tên Nguyễn Hoàng Bà Xa, đã có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban (địa danh Văn Bàn cổ xưa) suy tôn là vị Thánh Mẫu.

8. Đền Mẫu Sơn (Sa Pa)

Đền Mẫu Sơn Sa pa là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sapa. Đền đã có hơn 200 năm tuổi, linh thiêng, đền được công nhận di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Đền Mẫu Sơn tọa lạc tại tổ 4a, đường Thạch Sơn, thị trấn Sapa. Bên trong đền Mẫu Sơn thờ công chúa Liễu Hạnh, một vị công chúa xinh đẹp và tài hoa trong “tứ bất tử” (theo quan niệm tâm linh của người Việt Nam). Khách du lịch thường đến đền Mẫu Sơn nhiều nhất vào những ngày rằm và đầu tháng để dâng hương, cúng viếng và cầu bình an.

9. Đền Mẫu Thượng Ngàn (Sa Pa)

Đền mẫu Thượng Ngàn nằm tọa lạc tại tổ 11, thị trấn Sa Pa. Nhìn từ xa, du khách sẽ thấy ngồi đền nằm lưng tựa vào núi, mặt trong hướng ra ngoài không gian rộng lớn rất đẹp, đây cũng là nơi thờ Công chúa Liễu Hạnh, bà chúa Thượng Ngàn đại diện cho hồn thiên sông núi trấn giữ nơi này để bảo vệ bờ cõi non sông nước Nam

10. Đền Hàng Phố (Sa Pa)

Đền Hàng Phố tọa lạc tại số 32, đường Fansipan Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 50m. Hàng năm, Đền Hàng Phố thường tổ chức ngày lễ chính vào ngày 20 tháng 8 (Âm lịch). Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo mang trong mình một vẻ cổ kính và hữu tình của non sông gấm vóc, vừa kết hợp tìm hiểu lịch sử, vừa thực hiện tín ngưỡng cầu bình an vừa mãn nhãn trước một công trình xây dựng ẩn hiện giữa thiên nhiên hùng vĩ.

11. Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan

Trải dài từ độ cao 2.900 m cho đến khu vực đỉnh Fansipan, quần thể tâm linh Fansipan gồm 12 công trình kiến trúc văn hoá mang dáng dấp của những ngôi chùa Việt cổ xưa từ thế kỷ 15, 16. Tất cả các công trình đều được kiến tạo kỳ công từ các vật liệu tự nhiên như gỗ tứ thiết, đá xanh nguyên khối, đất nung phủ men…, có kích thước hạn chế, bám theo thế đất, tựa vào non cao, như thể đã “mọc” ra từ đá núi cả trăm năm trước.

Tượng phật trong quần thể văn hóa tâm linh Fansipan

Điểm nhấn của quần thể tâm linh Fansipan là Kim Sơn Bảo Thắng Tự - công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất trên đỉnh Fansipan và cũng là một trong số ít những công trình tâm linh có cao độ trên 3.000 mét so với mặt nước biển trên thế giới.

Hoài Thu (ảnh: PXT)

Related Post

Sample Plan