error image error image error image

Đặc sắc sản phẩm thêu thủ công của đồng bào vùng cao thu hút khách du lịch

03/08/2021 10944 0
Vùng Tây Bắc với hơn 30 dân tộc anh em chung sống, mỗi tộc người lại có một nghề truyền thống với những giá trị đặc biệt về văn hóa và kinh tế, rất cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Thêu, dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của các đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ đáp ứng nhu cầu may mặc thường ngày, lễ, tết mà giờ đây còn trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch.

Đng bào vùng cao ni tiếng vi nhiều nghề truyền thống như: Nghề thêu th cm ca ngưi Mông, Dao, Xa Phó (Lào Cai), dệt lanh thổ cẩm Lùng Tám (Quản Bạ); làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn ở Quang Bình hay của ngưi Thái ở Lai Châu,…

Thổ cẩm của người Thái khác thổ cẩm của người Tày, người Mường, hay người Mông, Dao,…; thổ cẩm của nhánh dân tộc này cũng khác thổ cẩm của nhánh dân tộc khác. Nghệ thuật thêu cũng vậy, thêu của người Mông khác, người Dao khác hay cùng là in sáp ong người Mông không giống người Dao Tiền… Tất cả đã tạo nên bức tranh toàn cảnh đa màu sắc về các nghề thủ công truyền thống ở Tây Bắc.

Tương tự, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh khác trong vùng Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn,… cũng có nhiều sản phẩm thêu thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, mỗi dân tộc ở mỗi một vùng lại có những sản phẩm thủ công truyền thống riêng.

Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc, với các hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú… Nơi đây còn có nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo, gồm đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn… Các sản phẩm thêu thủ công của họ cực kỳ tỉ mỉ và đẹp mắt với sự phối màu tinh tế giữa những gam màu tương phản được khách du lịch yêu thích và thường mua về làm kỷ niệm như: cổ áo người Mông, yếm, gối, tranh treo, khăn hay móc chìa khóa,…

Với nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Thái là họ đều tự tay làm tất cả, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, dệt vải, nhuộm màu, nhuộm chỉ và thêu thùa thành sản phẩm. Người dệt dùng những nguyên liệu tự mình tạo nên từ trồng dâu, nuôi tằm lấy sợi và tìm kiếm màu sắc từ thiên nhiên để pha thành những sắc màu đa dạng. Tùy vào từng mẫu hoa văn trên tấm thổ cẩm người dệt có thể pha, nhuộm các màu độc đáo khác nhau. Những tấm vải dệt lên có thể tạo thành váy, áo, khăn piêu, những chiếc gối xinh xắn dễ thương rất thu hút khách du lịch.

Ph n dân tc Dao t xưa đến nay luôn gìn gi và phát trin ngh thêu th cm. Theo phong tc xa xưa, các cô gái dân tc Dao trưc khi ly chng phi biết thêu thùa, may vá đ t tay dt váy cưi cho mình. Quy trình dt th cm hoàn toàn th công nh chính đôi tay khéo léo và t m ca ngưi ph n Dao đã to ra rt nhiu sn phm như qun áo, khăn và các vt dng trong gia đình. Các sn phm thêu th cm ca bà con nơi đây vi nhng hoa văn đp, tinh tế, mang nhiu ý nghĩa khác nhau, th hin đi sng văn hóa, tín ngưng ca dân tc Dao mà đến nay còn tr thành đ lưu nim, trang trí dành cho khách du lch mi khi đến vi Tây Bc.

Hiện nay tất cả các sản phẩm thêu thủ công của các dân tộc thiểu số đều rất được du khách thập phương đón nhận và trở thành món quà lưu niệm không thể thiếu mỗi khi đến với vùng núi cao này. Bởi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch địa phương, đồng bào các dân tộc vùng cao cũng đã sớm được tiếp cận và nhạy cảm hơn với thị trường. Vì thế mà các sản phẩm thủ công không còn đơn thuần là để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày mà họ biết cách phát triển mẫu mã phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau biến nó trở thành một sản phẩm hàng hóa đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân vùng cao. Không chỉ nghề thêu mà các nghề truyền thống khác vẫn luôn được cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Bắc lưu giữ truyền từ đời này sang đời khác qua những sản phẩm thủ công tinh xảo và tỉ mỉ đến từng chi tiết càng thể hiện rõ nét sự phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào nơi đây.

Phương Chi

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu