error image error image error image

Chợ tình Sa Pa – Hạnh phúc

24/11/2020 2053 0

Đám cưới là cái kết viên mãn nhất mà chợ tình có thể tạo ra, là đích đến của một tình yêu đẹp sau phiên Chợ tình. Mỗi dân tộc lại có phong tục cưới hỏi riêng. Người Mông khi đi đón dâu phải đem theo rượu và thuốc lào sang nhà gái để thông báo gia đình về việc đưa cô gái về nhà mình như một lời cảm ơn và chúc phúc cho đôi vợ chồng, phải có ô buộc chỉ đỏ thể hiện sự may mắn và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, dân làng thấy ô sẽ biết gia đình đó đang có tin vui. Với người Dao đến giờ đẹp, đoàn rước dâu nhà trai dẫn đầu là thầy kèn, thầy trống sẽ ra ngõ rước đoàn nhà gái vào nhà. Gặp đoàn nhà gái thầy kèn phải cúi chào và đi nhiều vòng quanh cô dâu. Về trước cổng, nhà trai sẽ mời rượu lần lượt từng người trong đoàn nhà gái rồi mời vào ăn cỗ cưới. Cô dâu thì ở riêng một lán nhỏ bên cạnh nhà trai và chờ đến sáng sớm ngày hôm sau mới vào nhà trai làm lễ cúng gia tiên. Khoảng 2 giờ sáng, nhà trai và nhà gái ngồi quây quần bên mâm cơm cúng cùng nhau uống rượu, hát đối. Qua câu hát nhà trai, nhà gái kể cho nhau nghe về hoàn cảnh gia đình, quá trình nuôi dạy cô dâu, chú rể... Đến giờ đã định, chú rể được nhà trai đưa ra gặp cô dâu và cùng nhau làm lễ cúng gia tiên. Có điều đặc biệt là chú rể xuất hiện trong trang phục của người phụ nữ Dao Đỏ, cùng chiếc khăn che nửa mặt như người phụ nữ. Sau khi bái gia tiên và cha mẹ hai bên, cô dâu lấy nước để thầy cúng và cha mẹ nhà chồng rửa mặt – sau nghi lễ này cô dâu sẽ chính thức về nhà chồng. Trải qua rất nhiều năm, những phong tục độc đáo trong nghi lễ cưới xin vẫn được cộng đồng các dân tộc thiểu số bảo tồn và phát huy, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.

Lý Phương Chi

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu