error image error image error image

Người Mông ở Sa Pa gìn giữ văn hóa nghề trồng lanh dệt vải

30/11/2023 313 0
Người Mông từ xa xưa quan niệm rằng việc trồng lanh dệt vải là sợi dây gắn kết giữa con cháu đời sau với tổ tiên của họ. Bởi vậy cây lanh chính là biểu tượng thân thuộc cho đời sống văn hoá của người đồng bào dân tộc nơi đây.

          Từ bao đời nay nghề trồng lanh, dệt vải luôn gắn bó với các chị em phụ nữ đồng bào dân tộc Mông Sa Pa. Mỗi bộ trang phục đều được dệt từ những sợi lanh nhỏ nhắn mà đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa và có một vị trí quan trọng trong đời sống của người Mông.

Cây lanh

          Cây lanh được trồng trên nương ven chân núi, hay các thung lung nhỏ cạnh nhà để tiện chăm sóc và bảo vệ. Tháng 2 và tháng 3 âm lịch là thời điểm có mưa cũng là thời gian gieo hạt lanh. Công đoạn thu hoạch và phơi cây lanh cũng cần sự léo khéo bởi sau khi cắt bỏ lá và phơi khô khoảng 10 -15 ngày thì có thể tước lấy vỏ và tẽ ra thành những sợi nhỏ và nối các sợi đó với nhau. Đây là công đoạn cần sự kiên nhẫn và khéo léo để việc nối các sợi lanh vào với nhau vừa phải đảm bảo chắc, dài vừa đẹp khi không thấy vết nối giữa hai sợi.

Phơi cây lanh

Để dệt nên những tấm vải hoàn thiện thì sợi lanh cần được làm cho mềm và sáng bằng nước tro lọc  rồi phơi khô sau đó được lăn qua lại trên khúc gỗ tròn cùng tấm đá phẳng như trò bập bênh. Sợi lanh đã được làm mềm đưa lên khung dệt, khi dệt vải các nút nối sợi nằm ở mặt trên nên vải lanh có mặt phải, mặt trái. Phụ nữ Mông tranh thủ dệt vải vào những lúc họ rỗi rãi, sau khi đã xong công việc đồng áng và chăm sóc gia đình. Công đoạn dệt vải kéo dài vài tháng trời, thường bắt đầu từ sau khi thu ngô cho đến tận cuối năm. Vải lanh sau khi được gỡ ra từ khung dệt được luộc nước tro lọc trong vài giờ đến khi mềm và trắng ra, sau đó được giặt sạch và phơi khô, công việc này được làm đi làm lại nhiều lần để vải càng trắng càng tốt. Cuối cùng, vải lanh lại được lăn bằng khúc gỗ và tảng đá phẳng để làm mềm, phẳng và sáng tấm vải. Phụ nữ Mông đến tuổi trưởng thành đều được học nghề trồng lanh dệt vải.

Se sợi

Một người phụ nữ có tài giỏi, chăm chỉ, khéo léo hay không cũng được đánh giá qua tay nghề dệt vải lanh. Để dệt một bộ trang phục truyền thống của người Mông từ vải lanh có khi mất cả năm trời vì phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Từ những tấm vải lanh mềm, trắng sáng đó sẽ được đem nhuộm tràm và thêu họa tiết hoa văn ở khửu tay, đai lứng rất đặc trưng của dân tộc Mông đen ở Sa Pa. Không chỉ đơn giản được sử dụng để làm trang phục, cây lanh đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa và có một vị trí quan trọng trong đời sống của người Mông.

Bộ công cụ họa tiết vẽ hoa văn bằng sắp ong

          Để lưu giữ nghề truyền thống của địa phương trong những năm gần đây, nghề trồng lanh, dệt vải đã mang lại thu nhập cho đồng bào dân tộc Mông. Từ cây lanh những sản phẩm thổ cầm được thêu thùa hoa văn tinh tế, được nhiều khách hàng trong và ngoài nước yêu thích mua về làm quà tặng cho người thân và bạn bè.

Kim Anh

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu