error image error image error image

Lễ gọi hồn lúa của người Mông

29/12/2018 11520 0
Đến với Lào Cai muà vàng này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những dải ruộng bậc thang tuyệt đẹp mà còn được khám phá nhiều nghi lễ độc đáo liên quan đến cây lúa. Một trong số đó là nghi lễ gọi hồn lúa của đồng bào Mông.

Những hạt thóc, bông lúa còn rơi vãi ngoài đồng theo quan niệm của đông bào Mông là những hồn lúa còn lang thang, chưa về nhà vì vậy cần phải gọi chúng về. Nếu không gọi chúng về thì vụ lúa sau sẽ bị mất mùa, thất thu. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo, ẩn chứa những niềm tin tâm linh huyền bí của đồng bào Mông ở Sa Pa.

Mỗi dòng họ có nghi lễ gọi hồn lúa vào những thời điểm khác nhau. Họ Mã, họ Sùng thì gọi hồn lúa vào sáng ngày 30 tết. Họ Lù, họ Vàng thì bất kì ngày nào sau khi gặt, họ tiện ngày nào thì gọi hồn lúa vào ngày đó. Họ Thào (bố) thì gọi hồn lúa vào ngày đầu tháng sau khi gặt và phải gọi vào ngày con chó, con gà. Vì theo quan niệm của họ thì con chó là con vật mang các giống cây trồng về.

Chuẩn bị gà cho lễ gọi hồn lúa

Người ta dùng gà (cay) để gọi các hồn lúa còn lang thang về nhà. Theo quan niệm của đồng bào, con gà sử dụng trong lễ gọi hồn lúa như cầu nối tâm linh rước hồn lúa. Các hồn lúa về nhà hết thì vụ lúa năm sau sẽ được bội thu. Tùy vào mỗi dòng họ lại có cách chọn gà khác nhau, có thể là một con gà trống màu đỏ hoặc một con gà mái. Ông chủ gia đình đại diện cho cả gia đình thực hiện nghi lễ gọi hồn lúa về nhà. 


Họ Thào (bố) và họ Sùng thì không mang gà ra ruộng gọi hồn lúa về mà dùng một đôi gà một trống, một mái đứng trước cửa nhà gọi hồn lúa về. Họ Mã , Họ Vàng tuy thời điểm làm lễ gọi hồn lúa có khác nhau nhưng cách thức hành lễ lại giống nhau. Vào buổi sáng ngaỳ diễn ra lễ cúng ông chủ gia đình tay trái cầm con gà trống, lưng đeo gùi đi từng bờ ruộng một và nói những hồn lúa còn ở ruộng thì hãy về nhà hết, không lang thang ngoài ruộng nữa. Khi đi từng bờ ruộng thì ông chủ gia đình nhặt những bông lúa còn sót lại trên đồng ruộng bỏ vào chiếc gùi đeo sau lưng, đi hết bờ ruộng nhà mình thì coi như lễ gọi hồn lúa kết thúc. Ông chủ gia đình mang con gà đó về nhà và thịt cho cả gia đình cùng ăn.

Nếu muốn tận mắt chứng kiến và tham gia lễ gọi hồn lúa, bạn hãy đến Sa Pa vào cuối mùa gặt. Chắc chắn bạn sẽ có những cảm xúc tò mò, thú vị về sự huyền bí của nghi lễ này.

Vũ Khánh

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu