error image error image error image

Nghệ thuật se sợi, dệt vải của đồng bào Mông

25/11/2020 2474 0
Đến Sa Pa, ngoài tiếng khèn, tiếng sáo dẫn dụ, hình ảnh người phụ nữ Mông vui vẻ ngồi bên khung cửi, vừa cần mẫn dệt vải, vừa vui vẻ hát câu hát dân ca trở thành một hình ảnh ấn tượng hấp dẫn nhiều du khách.

Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc Mông. Tới tuổi trưởng thành, phụ nữ Mông ai cũng biết se lanh dệt vải để phục vụ cuộc sống gia đình.

Để làm ra một bộ quần áo theo đúng phương pháp truyền thống, người Mông phải thực hiện rất nhiều những công đoạn công phu, cầu kỳ. Đầu tiên, cây lanh sau khi thu hoạch được phơi khô, tước vỏ rồi cho vào cối giã để làm mềm, tiếp đó là nối sợi. Công đoạn này tuy đơn giản này nhưng đòi hỏi sự bền bỉ và khéo léo cùng kỹ thuật chính xác nâng đến tầm nghệ thuật. Nối được bao nhiêu, họ lại quấn vào lòng bàn tay tạo thành cuộn. Sau khi nối, cuộn vỏ lanh được ngâm trong nước rồi se thành sợi. Khi đó chúng vẫn có màu nâu nhạt của vỏ, người ta sẽ luộc sợi cùng tro của cây gỗ trai để tẩy trắng. Đến khi sợi khô, lúc đó việc dệt vải mới được bắt đầu.

Khung cửi dệt lanh truyền thống của đồng bào Mông được làm từ những thanh tre, thanh gỗ, trông rất đơn giản nhưng lại là một tác phẩm nghệ thuật. Mỗi khi dệt, đồng bào buộc chúng dựa vào cột nhà, người dệt ngồi trên ghế đẩu. Vải được dệt thành tấm nhuộm chàm để may quần, áo. Một bộ quần áo của người Mông gồm nhiều chi tiết như: khăn đội đầu, khăn len quấn, váy, yếm, bó chân,…

Ngày nay, mặc dù có nhiều loại vải sợi dệt công nghiệp với giá rẻ, nhiều chủng loại hơn, gia đình người Mông Sa Pa vẫn duy trì nghề dệt lanh truyền thống để phục vụ sinh hoạt gia đình và bảo tồn, giới thiệu tới du khách những huy giá trị văn hóa riêng biệt của mình.

Bùi Hà

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu