error image error image error image

Chợ phiên Sa Pa

25/11/2020 2048 0
Chợ phiên Sa Pa là một trong những nơi thể hiện đậm nét nhất văn hóa Sa Pa, bởi vậy dù có nhu cầu mua bán hay không, nhiều du khách vẫn tìm đến đây để tìm hiểu về phong tục, lối sống, phong cách, ứng xử, về cuộc sống và sinh hoạt văn hóa dân gian… của người dân bản địa.

Trước kia, người Sa Pa họp chợ năm ngày một phiên nhưng từ khi người Pháp đến đây thì theo lịch Tây, chuyển sang ngày cuối tuần cho thuận tiện. Người Dao, người Mông ở các bản quanh Sa Pa thường ra chợ Sa Pa vào tối thứ bảy, buổi tối hôm đó họ ở lại đêm tại chợ và hát giao duyên thâu đêm đến sáng. Và sáng hôm sau chủ nhật thì ra chợ mua sắm và trở về bản.

Chợ phiên Sa Pa ngày ấy đông vui lắm. Chợ họp ngay ngoài trời trên một bãi đất khá bằng phẳng và rộng. Đàn ông cưỡi hoặc dắt ngựa, ngang lưng buộc dao bọc trong hộp tre. Họ tìm chỗ buộc ngựa và không quên tháo bịch cỏ mang trên lưng ngựa xuống cho nó nhai, bởi vì phiên chợ còn dài lắm. Người ta thồ trên lưng nấm hương, mộc nhĩ, củi, gạo, ngô, khiêng tre vầu, lá tranh và cả các thân cây gỗ to ra chợ để đổi lấy thịt, muối, kim chỉ, vải vóc… Dần dần, người ta dựng một ngôi chợ gỗ rất to, mái bằng gỗ pơmu xẻ mỏng như kiểu mái nhà người Mông, góc trái của chợ là nơi buộc ngựa. Xa xa là đường xuống bản Cát Cát và dãy phố cũ. Dẫu vậy, đồng bào Sa Pa thích đứng ngồi, đi lại tản mạn ra các hè phố chung quanh, ra sân nhà thờ buôn bán và trò chuyện.

Các phiên chợ là nơi hò hẹn của đôi lứa, nơi trai gái tìm đến với nhau, giao duyên và trao đổi hàng hóa với nhau. Họ vừa buôn bán, vừa giao du, vừa mua được những thứ cần cho cuộc sống, vừa được thể hiện tình cảm, tình yêu thương đích thực giữa người và người.

“Em chợ tình đong đưa, núi nhấp nhô tiếng khèn, rừng núi cháy lên ánh đèn đa tình

Nơi trần đẹp hơn tiên người sống để yêu người ngập ngừng cổ tay vòng bạc

bùa mê buộc tôi Sa Pa

đời tôi lạc vào Sa Pa.”

Bùi Hà

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu