error image error image error image

Bánh chít trong ngày tết Đoan Ngọ của người Giáy

14/06/2021 8421 0
Người Giáy Lào Cai có rất nhiều lễ tết trong năm, mỗi tết làm một loại bánh để dâng cúng và báo cáo tổ tiên. Trong dịp tết Đoan Ngọ ( 5/5 âm lịch) hay còn gọi là tết diệt sâu bọ, người Giáy làm bánh chít.

Khâu chọn lá làm bánh 

Để có được loại bánh chít thơm ngon công đoạn làm không hề đơn giản. Trong tiếng Giáy bánh chít còn được gọi là  “háu ụt”, loại bánh này được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản có sẵn trong tự nhiên như lá cây chít, gạo nếp và các loại mọc ở rừng, bờ suối hay trong vườn nhà trồng. Để hoàn thành một mẻ bánh chít thơm, ngon người làm phải trải qua rất nhiều công đoạn và công sức. Bên cạnh việc chọn loại gạo nếp, đi lấy lá chít cũng phải hết sức khéo léo không để lá bị rách, không lấy lá già quá, hoặc non quá. Sau khi cắt được lá phải sếp và cuộn vào từng tệp ngay không lá sẽ bị héo khó gói. Một công đoạn làm bánh nữa rất quan trọng và quyết định độ thơm ngon, dẻo thạch của loại bánh này là nước tro. Loại tro này được làm  từ các loại  cây  mang vị thuốc dân gian như cây sản bò, ngải cứu, vỏ đỗ, cây lá bạc….và rất nhiều loại cây thuốc quý ở rừng sau khi phơi khô được đốt lấy  tro  rồi ủ với nước và trưng cất, sàn lọc lấy nước cốt ngâm với gạo nếp công đoạn này người Giáy còn gọi là “đặp rắm đẳng”.

Tạo nước tro cho bánh

Gạo sau khi ngâm được  vớt ra gói với lá chít đã được luộc qua như vậy lá mới thơm và có  độ mềm dễ gói. Để tạo được mầu vàng óng của bánh, độ mềm dẻo như thạch và không bị nồng thì công đoạn pha nước tro phải hài hòa và hợp lý. Công đoạn này phải có kinh nghiệm truyền dạy của các bậc cao niên mới đạt chuẩn thơm ngon.  Bánh chít người Giáy thường  gói theo hình khối tam giác. Những nhà có trẻ nhỏ thì gọi thêm hình đùi gà để dỗ dành trẻ nhỏ hay ăn chóng lớn. Khi buộc bánh cũng không được chặt quá để khi luộc hạt gạo có thể nở ra và chín đều.  Nước luộc bánh cũng cho thêm ít nước tro, đổ ngập nước hơn bánh và đun từ 4 đến 5 tiếng và vớt ra để nguội, bánh có nước tro nên có vị thanh mát, thơm dẻo, dễ tiêu hóa và không dễ bị thiu.

Những chiếc bánh gio thơm ngon khi hoàn thành

Mỗi năm người Giáy chỉ làm bánh này một lần vào dịp tết mùng 5 tháng 5 (tết Đoan Ngọ) âm lịch để dâng cúng tổ tiên. Một việc làm rất ý nghĩa nữa trong ngày tết Đoan Ngọ của người Giáy là ra vườn hoặc lên đồi nhặt rất nhiều loại  lá cây về đun nước để tắm, gối trút bỏ bụi bẩn, chấy rận. Họ cho rằng trong ngày này tất cả các loại cây cỏ đều là vị thuốc quý.

Kim Anh

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu