error image error image error image

Trang phục dân tộc thái

01/03/2021 6206 0

DÂN TỘC THÁI

Dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nhóm dân tộc này có trên 1 triệu người, sống rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hóa và một số vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.

Ai đã lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu. Ngay từ nhỏ, người con gái Thái được các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài yêu”, một loại thắt lưng bằng vải, để lớn lên các cô đều có thân hình “eo kíu manh po”, nghĩa là thắt đáy lưng ong. Chính vì vậy khi trưởng thành, các cô gái Thái đều uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Phải thế chăng mà phụ nữ Thái ở lứa tuổi nào cũng đều có một cơ thể cân đối hài hòa và càng nổi bật hơn khi mặc bộ trang phục của chính dân tộc mình.

Trang phục dân tộc thái

Trang phục dân tộc thái Nữ

Y phục Thái in đậm bản sắc văn hó tộc người vẫn chiếm ưu thế một cách rõ rệt. –

Nữ phục cũng bắt đầu có hiện tượng Âu hóa, nhưng so với nam giới diễn ra chậm hơn. Với họ, y phục Thái in đậm bản sắc văn hó tộc người vẫn chiếm ưu thế một cách rõ rệt. Khi quan sát trang phục này, nhiều người cho là độc đáo vì tôn lên được vẻ đẹp trời ban! Có lẽ vì thế mà cụm từ “cô gái Thái” đã trở thành biểu tượng trong văn hóa folklore Việt Nam.

Trừ các trường hợp ngoại lai như bị Âu hóa, Hán hóa hoặc Việt hóa đang diễn ra hiện nay. Nữ giới khi trưởng thành đều mặc váy khăn liền [ (váy ống) – xỉn hay múc]. Váy của nhóm Thái ở miền Tây Bắc thường không có màu nào khác ngoài sắc đen tuyền. Người Thái ở Phù Yên (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và một số vùng Thanh Hóa, mặc váy có cạp cao, thắt ngang ngực như người Mường. Người Thái ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, trên đoạn gần dấu váy có thêu hoặc dệt đáp thành dải đường viền hoa văn ngang mang nhiều màu sắc.

Trong đó, váy Thái Đen bố trí hoa văn hình quả trám nằm dọc theo chiều thẳng đứng. Ngược lại vời người Thái Trắng, các hình hoa văn quả chám cắt ngang trục thân. Khi mặc, có hai cách gấp đầu váy. Một là, theo cách “gập đôi bên” (tộp phượng) như cư dân ở Phù Yên, Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An. Hai là, mặc theo kiểu “thắt cuộn” (hặng pau) – đều mép bên (phải, trái) đều gấp cộm vào điểm cố định ở phần cạp giữa bụng, tạo ra đường xếp nếp ở giữa đôi chân. Do đấy, phần thân váy phía sau bó sát vào thân làm lộ rõ những đường cong của nửa thân dưới.

 

Khác với váy, áo của phụ nữ được thể hiện nhiều hình, nhiều vẻ hơn. Về màu sắc có thể thấy: đen, trắng, vàng, đỏ, xanh, hoa..; về mốt (mode), Áo bị Âu hóa mạnh. Trong khi áo cổ truyền chỉ có hai kiểu:

Thường phục dân tộc thái nữ

Trong sinh hoạt thường ngày cũng như khi cần làm dáng, phụ nữ Thái mặc loại áo có tên là cỏm. Ngữ nghĩa của cỏm là  cộc, cụt, ngắn. Vậy tại sao áo lại mang tên đó? Áo cộc tay, người Thái gọi là “áo cỏm cộc tay” (xửa cỏm khen tển) phân biệt với “áo cỏm dài tay” (xửa cỏm khen hĩ). Chữ cỏm ở đây chỉ độ dài – ngắn của thân áo. Như vậy, nhìn váo chiếc áo cỏm thấy ngay cái gọi là cộc, cụt, ngắn của nó được giới hạn ở phần thân áo vừa chấm thắt lưng, nó không nằm vào hai bên cánh tay. Chính từ đó mới đòi hỏi ở người thợ may phải có kỹ thuật cắt khâu để chiếc váy vừa ôm sát lấy thân người mặc, thể hiện được thẩm mỹ Thái.

Related Post

Sample Plan