error image error image error image

Nghệ thuật vẽ sáp ong của đồng bào Mông

25/11/2020 2176 0

Miếng vải lanh sau khi được dệt xong sẽ được cuộn tròn thành hình trụ để chuẩn bị vẽ sáp ong rồi mang đi nhuộm chàm. Tấm vải lanh dài được chia đều thành các ô vuông ngay ngắn rồi xếp ngay ngắn trên một chiếc bàn nhỏ để vẽ sáp ong. Để vẽ được sáp ong lên vải, người phụ nữ Mông phải có vải lanh, bát hoặc chảo sáp ong luôn nóng, bếp than hồng, bàn vẽ và bút vẽ. Gọi là bút, nhưng thật ra đó là một thanh tre nhỏ dài khoảng 1 ngón tay, phần thân dày còn phần đầu thanh gắn một lá đồng hình tam giác để chấm sáp ong lên và vẽ.

Từ khi đặt bút vẽ, người nghệ nhân luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào bát hoặc chảo sáp ong nóng đặt trên than hồng và phải kẻ thật khéo để lượng sáp chảy đều, không loang lổ cho đến hết rồi mới tiếp tục thêm sáp để vẽ.

Hoa văn của vẽ sáp ong rất đặc trưng với hình đường thẳng, hình tam giác, hình trôn ốc, hình đồng tiền, hình chữ thập, hình chân chim… Vẽ xong toàn bộ váy, người nghệ nhân mang tấm vải đi luộc, để lớp sáp bong hết để lại hình hoạt tiết trên lanh rồi mới mang nhuộm chàm, sau vài lần phơi nắng mới được thành phẩm là chiếc váy hoặc chiếc áo, hoặc miếng vải trang trí.

Màu trắng bạc của sáp ong nổi bật trên nền vải màu chàm xanh như mây trắng giữa núi rừng Tây Bắc. Cùng với sự phát triển, theo thời gian vẽ sáp ong của người Mông ngày càng được yêu thích và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực không chỉ là thời trang mà còn là trang trí, trưng bày. Nếu hứng thú với những trang phục hoặc vật dụng ứng dụng trang trí vải lanh vẽ sáp ong của người Mông bạn có thể tìm hiểu thêm tại Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai, số 02 đường Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai để biết thêm thông tin chi tiết.

Bùi Hà

相关文章

样品计划