error image error image error image

Tinh Hoa Nghề Dệt Thổ Cẩm Truyền Thống Người Mông Sa Pa

28/03/2022 2434 0
Hoa văn thổ cẩm trên trang phục truyền thống của đồng bào người Mông Sa Pa, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, từ lâu đã được ví như dấu hiệu nhận biết riêng của nhóm dân tộc này.

Người Mông đen di cư đến Sa Pa khoảng 300 năm trước, sinh sống chủ yếu dọc theo dãy núi Hoàng Liên. Người Mông là nhóm dân tộc đông nhất sinh sống tại Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, chiếm khoảng 53% dân số.

Dệt vải truyền thống tại khu du lịch Cát Cát

          Họ sinh sống hòa đồng cùng các nhóm dân tộc khác như: Dao đỏ, Tày, Giáy, Xa Phó. Từ lâu, người Mông đen ở Sa Pa đã nổi tiếng với nghề canh tác lúa nước trên những thửa ruộng bậc thang, hay nghề se lanh dệt vải, những điệu múa khèn, múa ô tại các phiên chợ tình hay trong các lễ hội truyền thống.

          Trang phục truyền thống của người Mông là dấu hiệu nhận biết rõ rệt nhất của nhóm dân tộc này với các nhóm khác. Những chiếc váy áo thêu họa tiết tỉ mỉ, sinh động, đẹp mắt, nổi bật với tông màu xanh đen nhuộm từ cây chàm, kèm theo các phụ kiện làm từ bạc, túi đeo, xà cạp…trông thật nổi bật và hấp dẫn.

Váy lanh truyền thống của người Mông

          Trung phục truyền thống của người Mông cũng được chia ra thành 2 loại: Trang phục dùng trong cuộc sống lao động hàng ngày; Trang phục dùng trong các ngày đặc biệt như: Lễ tết, đám cưới, đám ma…

          Để tạo ra bộ trang phục truyền thống cũng phải trải qua rất nhiều công đoạn và tiêu tồn nhiều thời gian từ những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông. Cứ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, các e gái người Mông chỉ khoảng 10 đến 12 tuổi đã biết thuê thùa thành thạo và tự tay làm ra trang phục cho riêng mình.

Phụ nữ người Mông thêu dệt trang phục mọi lúc mọi nơi

          Đầu tiên họ thu hoạch cây lanh về nhà và phơi khô, cây lanh cần được phơi nắng từ 3 đến 4 ngày và phơi sương ít nhất 2 đêm. Sau đó vỏ cây lanh được tước ra thành từng sợi nhỏ, mang đi giã cho mềm ra rồi nối lại với nhau một cách rất tỉ mỉ. Công đoạn nối các sợ lanh là bước khá quan trọng để tại ra miếng vải bền chắc và không bị lộ các mối nối.

          Thêm một vài công đoạn nữa như đưa lên guồng se thêm 1 lần nữa trước khi đưa vào guồng sợi. Sau đó sợi lanh còn trải qua các công đoạn ủ, hấp…để có được màu trắng và độ dai, mềm cần thiết. Tiếp theo, những người phụ nữa sẽ dùng khung dệt để dệt sợi lanh thành các tấm vải thô dài rộng chừng 40-50cm.

          Công đoạn tiếp theo mới là tinh hoa trong nghề dệt truyền thống của người Mông, đó là bước vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh. Những đôi tay khéo léo của những người thợ lành nghề sử dụng những công cụ vẽ đặc biệt và sáp ong nóng chảy tạo nên những họa tiết đặc sắc.

          Sáp ong là nguyên liệu đặc biệt, sau khi vẽ lên thì màu chàm sẽ không ngấm vào vải nên vẫn giữ được màu trắng ban đầu của vải lanh. Và sau khi vải được vẽ hoa bằng sáp ong, được mang đi nhuộm chàm và luộc lại bằng nước nóng, lúc này sáp ong sẽ bong ra và để lộ ra những họa tiết đẹp mắt, sinh động và cũng ẩn chứ nhiều giá trị văn hóa tinh thần của người Mông trên đó.

Nhuộm chàm là công đoạn rất quan trọng trong sản xuất trang phục

          Những hoa văn chủ yếu trên trang phục người Mông như: hình tròn, vuông, tam giác, hình xoắn ốc…Bên cạnh đó người Mông còn đưa lên hình hoa bí trên cổ áo hoặc thắt lưng vì bí là một thực phẩm gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ, Hay những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ còn vẽ, thêu lên hình khung dệt, hình hoa hồi, hình chim thú…Những thứ vốn gắn bó mật thiết với đồng bào người Mông từ bao đời nay.

          Sau khi tạo được những tấm vải với màu chàm đặc trưng và những họa tiết truyền thống, người Mông sẽ dùng kỹ thuật ghép vải riêng để tạo lên các trang phục. Những đôi tay khéo léo tiếp tục dùng chỉ màu thêu lên các họa tiết đã được vẽ sẵn, hoặc thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng phong phú của mình.

          Du khách đến với Khu du lịch Quốc gia Sa Pa, tham gia vào các tour tham quan bản làng Cát Cát, Sín Chải, Tả Phìn, Hang Đá… sẽ được giới thiệu, tìm hiểu và tận mắt chứng kiến các công đoạn sản xuất trang phục truyền thống của người Mông Sa Pa.

          Người phụ nữa Mông cũng rất nhanh nhạy để sản xuất ra các trang phục cách điệu, các phụ kiện như túi, ví, khăn, ba lô…để đáp ứng nhu cầu mua sắm các sản phẩm lưu niệm của khách du lịch. Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận không nhỏ phụ nữ người Mông ở Sa Pa.

          Đến Sa Pa, du khách sẽ không chỉ thích thú tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, món ăn phong phú…Mà còn có cơ hội khám phá kho tàng văn hóa đặc sắc của cộng đồng các nhóm dân tộc ở Sa Pa. Cơ hội để ngắm nhìn những thiếu nữ người Mông xinh đẹp xúng xính trong những bộ váy áo thổ cẩm truyền thống.

Thành Tuân

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu